Bệnh loãng xương ở nam giới gây hậu quả nghiêm trọng hơn nữ giới rất nhiều.
Trung bình trong 1 năm có khoảng 30% đàn ông bị chết sau khi bị gãy xương ở vùng hông do loãng xương, và ở nữ chỉ chiếm khoảng 12%.
Theo thống kê, thì tất cả các trường hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện. Người bệnh cứ tưởng mình bị đau lưng thông thường khi có tuổi, nhất là nam giới vì nghĩ mình không bị loãng xương nên không chú ý.
Chính vì điều này mà khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13 – 50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong 1 năm đầu và khoảng 25% phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương ở nam giới?
- Do tuổi tác: Tuổi tác là nguy cơ chính gây ra loãng xương ở nam giới. Khi đàn ông đến 50 tuổi thì mật độ xương bắt đầu giảm dần. Xương liên tục được loại bỏ, tái hấp thụ và xây dựng trong cơ thể. Quá trình tái tạo xương này được cân bằng ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng bắt đầu từ tuổi 50 trở lên nó diễn ra chậm lại và đó chính là lý do khiến xương suy yếu.
- Do không hấp thụ được canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Canxi là khoáng chất cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe, còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả.
Đàn ông trên tuổi 50 cần khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nguồn cung cấp canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như nước cam ép và ngũ cốc. Trong khi đó, hàm lượng vitamin D được hấp thụ chủ yếu thông qua da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình cha mẹ hay anh chị bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gãy xương. Vì Gen chi phối chuyển hoá canxi và vitamin D.
- Do uống rượu quá nhiều: Rượu là nguyên nhân làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Vì các chất kích thích này có hại tới xương khớp và sức khỏe người bệnh.
- Do hút thuốc lá : Theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị gãy cột sống ở nam giới nghiện thuốc lá cao gấp đôi so với nam giới không hút thuốc. Chất nicotin trong thuốc lá có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số loại thuốc dùng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, trầm cảm, tiểu đường, ung thư… Cũng là tác nhân gây loãng xương.
- Do lười vận động: Để duy trì sức khỏe của xương, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập tốt cho xương bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, cầu lông. Cơ thể ít vận động đưa tới hao xương, giảm khối xương. Lý do, sự cử động bắp thịt tạo sức ép lên xương và làm cho xương bền chắc hơn. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày xương rất yếu và dễ gãy.
- Do Giảm testosterone: Loãng xương ở nam giới có thể do giảm testosterone (suy tuyến sinh dục).
Vậy làm thế nào để phòng tránh loãng xương:
Cần tăng cường vận động, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế bia rượu, hạn chế thuốc lá, tránh té ngã và phải điều chỉnh các bệnh lý mắc phải.
Khi có các biểu hiện: Đau mỏi mơ hồ cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ, đau khi ngồi lâu, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, giảm chiều cao,… Thì phải nghĩ ngay đến việc điều trị loãng xương. Việc vận động giúp tạo dự trữ canxi rất tốt. Ăn uống lành mạnh đúng cách cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất cho cơ thể. Ăn nhiều rau tươi và củ quả , hạn chế thức ăn đóng hộp, đóng gói, thức ăn nhanh, ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng có chứa canxi cao, chứa đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, sữa non đáp ứng được tiêu chí bổ sung chất khoáng, các dưỡng chất cần thiết và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Để tăng cường canxi cho xương bạn chỉ cần uống một ly sữa non alpha lipid, đã có đủ 1000mg canxi giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương .
Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy mua và uống để bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể giúp chúng ta chống lại bệnh loãng xương đi nào.
Xem thêm: Thiếu canxi nguyên nhân gây ra 147 loại bệnh