Như chúng ta đã biết những người có khả năng bị đột quỵ thường từ độ tuổi 50 trở lên, nhưng hiện nay không những người lớn tuổi mà còn cả những người trẻ tuổi mắc phải đột quỵ. Nguyên nhân do chủ quan vào sức khỏe và cách sinh hoạt cũng như thói quen xấu hằng ngày không đúng cũng dẫn đến đột quỵ.
Đột quỵ não hay còn gọi là( tai biến mạch máu não) là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột. Đột quỵ xảy ra ở hai dạng chính là là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Cơn đột qụy thường đến bất ngờ, đa phần bệnh nhân phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não…
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp, khoảng 50% trong số đó tử vong. Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo – Chủ tịch Hội Thần kinh học PGS-BS TS Vũ Anh Nhị TPHCM cho biết, đột quỵ não thường khởi phát từ những căn bệnh như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường hay do tuổi tác cao. Thế nhưng, những ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại như ít vận động, béo phì, căng thẳng stress, mất ngủ, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng người trẻ gặp phải đột quỵ đang gia tăng.
Đột quỵ ở người trẻ tuổi hiện nay:
- Do lối sống hiện nay của giới trẻ là làm nhiều mà ngủ ít, thông thường người từ 60-70 tuổi trở lên sẽ dễ bị mất ngủ, nhưng hiện nay số người dưới 40 tuổi mất ngủ ngày càng cao. Là do chịu áp lực công việc, gia đình, cuộc sống… Mất ngủ kéo dài sẽ trở thành mãn tính, làm tăng nguy cơ mắc phải béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp… là những yếu tố dẫn tới đột quỵ.
- Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ 7-8 giờ đến 83%. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Birmingham Anh, với những người ngủ dưới 6 giờ/ngày thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gấp 4 lần. Cùng với mất ngủ, thì căng thẳng, stress cũng là nỗi lo hàng đầu đối với sức khỏe não bộ. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet Anh cho thấy, áp lực, căng thẳng do làm việc trên 55 giờ mỗi tuần sẽ làm tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ.
- Bận rộn với công việc, cuộc sống khiến người ta dần bỏ quên thói quen vận động cơ thể, nhưng ít ai biết rằng, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, những người không vận động thì nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người vận động ít nhất 4 lần một tuần. Đồng thời, việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá… là mối đe dọa gây biến chứng thần kinh trung ương, tạo tiền đề xơ vữa động mạch dễ gây thiếu máu cục bộ khiến đột quỵ xảy ra.
- Những người mắc bệnh mãn tính dễ dẫn đến đột quỵ.
- Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Để làm giảm tình trạng đột quỵ chúng ta phải làm gì:
- Ngủ đủ giấc .
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bữa ăn hàng ngày Kết hợp sử dụng sản phẩm sữa non alpha lipid lifeline tăng cường kháng thể nâng cao miễn dịch phòng chống bệnh tật và bài trừ độc tố cho cơ thể, yếu tố tăng trưởng cải thiện tinh thần người bệnh, tái tạo và phục hồi chức năng các cơ quan, đốt cháy lượng mỡ thừa giảm bớt nguy cơ xơ vữa động mạch, hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Do sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể hàng ngày nên giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng nhờ vào yếu tố tái tạo, phục hồi mà hỗ trợ được bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tránh dùng những chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
- Giữ tinh thần thoải mái,lạc quan, vui vẻ.
xem thêm: Hướng dẫn cách cấp cứu đột quỵ cứu người