Bệnh tiểu đường (còn gọi đái tháo đường) là bệnh mãn tính không lây, khó chữa lành. Bệnh tiểu đường được xem là căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, hoại tử và có nguy cơ tử vong cao.
Nhắc đến bệnh tiểu đường ai cũng sợ, cũng lo lắng, vì nó là căn bệnh gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm và gây tử vong cao, phải uống thuốc và sống chung với bệnh suốt đời , nếu không được phát hiện kịp thời. Bệnh không thể chữa lành, chỉ có thể ngăn ngừa biến chứng và chữa trị kịp thời nếu nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng sớm.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường thường là di truyền từ bố hoặc mẹ mắc bệnh, những người béo phì, ngồi làm việc quá nhiều, hệ miễn dịch suy giảm, lười vận động. Do thói quen ăn uống, ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, những người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn glucose, là những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thường có những triệu chứng sau:
- Hay bị đói, thèm ăn
- Hay khát nước và đi tiểu nhiều
- Chân tay bủn rủn, thiếu năng lượng
- Giảm cân nhanh chóng không rõ lý do mặc dù ăn nhiều
- Tăng đường huyết và hạ đường huyết đột ngột
- Thường xuyên cảm thấy mệt mõi
- Mắt bị mờ, hoa mắt
- Ngứa ran hoặc tê buốt
- Da không đều màu, tối màu: Thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp như nách, cổ…
- Các vết thương rất dễ chảy máu, vết lỡ loét chậm lành và thường xuyên bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm không có khả năng chống lại vi khuẩn, virut gây hại.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không?
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, nếu sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc sử dụng nhiều insulin trong thời gian quá dài sẽ gây ra tác dụng phụ như: Đột quỵ não, đoạn chi, tổn thương thận… Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống, hơn thế nữa là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Sau đây là những lưu ý mà người bệnh tiểu đường cần biết:
- Ăn đủ lượng cần thiết, ăn thật chậm, nhai kĩ, không ăn nhiều dù cảm thấy ngon miệng.
- Ăn phải đúng giờ, không để quá đói hoặc ăn quá no sẽ giúp bạn duy trì được lượng đường huyết trong máu.
- Không bỏ bữa.
- Người bệnh tiểu đường phải phơi nắng và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi sáng.
- Không được bỏ bữa ăn sáng, chia nhỏ bữa ăn và khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn trong ngày phải đều đặn sẽ không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
Bệnh tiểu đường cần ăn gì? Và kiêng ăn gì?
Người bị tiểu đường luôn phải chú ý đến chế độ ăn uống, nên ăn những gì và kiêng những gì, làm sao để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Giúp khống chế tình trạng tăng và hạ đường huyết, sẽ rất nguy hiểm nếu không có thực đơn hướng dẫn cho người bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường cần ăn gì?
– Người bệnh tiểu đường cần ăn nhiều trái cây và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể. Là thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
– Các loại rau củ như: Bông cải xanh, củ cải, cải xoăn, rau bina… Là những thực phẩm chứa hàm lượng chất carbohydrat & calo thấp tốt cho bệnh tiểu đường.
– Những loại trái cây chứa hàm lượng đường ít và cung nhiều vitamin, cho cơ thể như: Táo, bưởi, cam, quýt… Loại đường trong trái cây được xem là đường chậm cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới hấp thu vào cơ thể được, giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.
– Những chất béo tốt cho bệnh tiểu đường có trong quả bơ, quả hồ đào, quả óc chó, hạnh nhân, dầu phộng, dầu oliu, giúp ích cho việc giảm cholesterol trong máu. Rất tốt nếu dùng nó thay thế cho chất béo của động vật. Nên dùng dầu oliu ở nhiệt độ thường nếu dùng ở nhiệt độ cao sẽ tăng nhiều độc hại cho cơ thể.
– Các loại cá tốt cho bệnh tiểu đường như: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi… giàu axit béo omega-3, đồng thời cung cấp đạm, béo tốt cho cơ thể, nên ăn tuần 2 lần, và nên chế biến hấp hoặc nấu súp… không nên chiên dầu mỡ.
– Nên ăn thức ăn giàu tinh bột như: Bột ngủ cốc, gạo lứt.
– Nên dùng các loại sữa ít đường và ít béo.
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
– Không nên ăn các loại thực phẩm ngọt sẽ làm lượng đường huyết tăng như: Kẹo, nước ngọt có ga, mứt, bánh ngọt, nước ngọt, chè… Vì bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao, nên việc ăn các thực phẩm quá ngọt đặc biệt là đường ngọt nhân tạo bệnh nhân tiểu đường phải tuyệt đối kiêng. Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế tối đa thức ăn tự nhiên có vị ngọt đậm như: Mía, hoa quả quá ngọt.
– Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: Thức ăn chiên xào, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, kem, da, pho mát,thịt mỡ… Dễ làm tăng mỡ trong máu.
– Không ăn mặn và những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: Chả lụa, mắm, cá khô, chao… Dễ làm tăng huyết áp.
– Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
– Bệnh tiểu đường có chế độ ăn kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày như: Cơm, phở, bún, hũ tiếu… Cần phải hạn chế. Người tiểu đường được khuyến cáo là không nên ăn cơm nhiều trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt phải tuyệt đối kiêng cháo ăn liền, phở là những thức ăn không tốt cho người bệnh và cả người bình thường.
– Không dùng sữa có hàm lượng đường, béo cao những chất này sẽ làm giảm đề kháng insulin.
Vậy loại sữa nào đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho bệnh tiểu đường đây?
Đối với người tiểu đường dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, phải có chế độ ăn uống phù hợp đảm bảo đủ dinh dưỡng hàng ngày và ổn định đường huyết sẽ đem lại sức khỏe tốt cho người bệnh.
Nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu, làm cho lượng đường trong máu tăng dẫn đến khả năng gây biến chứng tiểu đường cao. Do đó việc chọn sữa cho người tiểu đường cần hết sức lưu ý:
- Sữa phải có hàm lượng canxi cao, vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ thiếu hụt canxi trầm trọng, cần phải bổ sung.
- Hàm lượng đường, chất béo thấp thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, không có lactose sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa dễ dàng hơn.
- Sữa có yếu tố kháng thể cao giúp tăng cường miễn dịch vì bệnh tiểu đường vết thương dễ chảy máu, dễ nhiễm trùng và khó lành.
Hiện nay trên thị trường có dòng sản phẩm sữa non alpha lipid với hàm lượng đường, đạm, béo thấp, yếu tố kháng thể cao, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đáp ứng đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm, tin dùng và lựa chọn.
Sữa non là chất chống viêm tự nhiên rất tốt (Theo nghiên cứu của viện sữa non thế giới ICR) . Người bệnh tiểu đường nồng độ insulin trong máu rất cao dễ gây ra nhiều loại viêm nhiễm khác nhau cho các cơ quan trong và bên ngoài cơ thể. Nếu bộ phận nào của cơ thể suy yếu sẽ bị viêm nhiễm.
Yếu tố tăng trưởng có trong sữa non alpha lipid giúp duy trì tình trạng nội tiết trong cơ thể, phục hồi chức năng và thúc đẩy quá trình tiết insulin.
Khi bệnh cơ thể yếu, hệ miễn dịch suy giảm, đó là lúc vi khuẩn, virus gây hại dễ xâm nhập và tấn công. Người bệnh cần tăng cường bổ sung lượng kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại này.
Người bệnh tiểu đường rất dễ bị viêm da, lão hóa, tế bào hồng cầu bị tổn thương do cơ thể sản sinh ra nhiều chất AGF, làm mất khả năng vận chuyển gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như: Xơ cứng mạch máu, suy tim, nhiều tế bào bị thoái hóa. Trong sữa non alpha lipid có yếu tố tăng trưởng giúp phục hồi chức năng, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ cho tốt cho việc điều trị.
Hàm lượng canxi trong sữa cao, bổ sung lượng canxi thiếu hụt cho cơ thể, cung cấp đủ lượng canxi hàng ngày.
Nếu muốn có cơ thể khỏe mạnh thì trước tiên hệ miễn dịch phải khỏe mạnh. Vì thế hãy tập cho mình thói quen sinh hoạt, làm việc, ăn uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cho bạn có sức khỏe tốt.
Tìm hiểu thêm: Sữa non alpha lipid tốt cho bệnh cao huyết áp