Nhịp sống bận rộn, ít vận động, tình trạng béo phì, dư thừa cholesterol là những nguyên nhân chính làm tăng tình trạng bệnh tim mạch trong xã hội. Bệnh có những diễn biến bất thường, nguy cơ gây tử vong luôn xếp ở nhóm cao nhất. Lứa tuổi mắc bệnh đang ngày càng được trẻ hóa gây nhiều lo ngại cho các bậc phụ huynh. Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này để có những kiến thức sức khỏe bổ ích sẽ là điều rất cần thiết.
1.Các dấu hiệu nhận biết mắc bệnh tim mạch:
– Lo lắng, bồn chồn.
– Cơ thể đau nhức toàn thân nhất là cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực, riêng đối với phụ nữ thì không có hiện tượng căng nhức ngực.
– Chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, tiêu hóa không tốt hay nôn ói
– Khó thở, hay thở hổn hển khi giao tiếp, nói chuyện … đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tim mạch, càng khó thở hơn khi nằm xuống.
– Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức cực độ, hết sức lực không còn sức cầm nắm một vật nặng tầm khoảng 6kg.
– Ho dai dẳng hoặc khò khè, bị sốt cảm, đổ mồ hôi nhiều thường xuyên và liên tục, sắc thái cơ thể nhợt nhạt, mệt mỏi.
– Hay đi tiểu ban đêm, mất ngủ thường xuyên, có nguy cơ xơ vữa động mạch nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên.
– Nhịp tim lên xuống thất thường
2.Bệnh tim mạch có thể mắc ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi:
– Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: Trẻ có dấu hiệu bị tím da, niêm mạc, tím môi và các đầu ngón tay ngón chân. Bệnh tim bẩm sinh làm trẻ biếng ăn, bỏ bú đặc biệt là thấp còi tăng cân chậm và hay mắc các bệnh về phổi.
– Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhất là người có huyết áp cao, tiểu đường, người uống nhiều rượu bia, hay hút thuốc lá, người có cholesterol cao.
– Bệnh tim mạch cũng có khả năng di truyền, trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của những người này cao hơn người bình thường.
– Người cao tuổi là những đối tượng mắc bệnh tim mạch cao nhất.
3.Phòng ngừa bệnh tim mạch
– Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh,việt quất, bơ, dầu ô liu, đậu nành, đậu đen, chuối, chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày.
– Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào, nướng để tránh béo phì và cholesterol xấu.
– Hạn chế thức uống có cồn (bia, rượu), thức uống kích thích (cafe), thuốc lá…
– Rèn luyện cơ thể, giữ trọng lượng ở mức an toàn
– Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát và phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể.
– Chú ý kiểm soát tình trạng cao huyết áp.
4.Sữa non alpha lipid cho người bệnh tim mạch
Là sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, sữa non alpha lipid đảm bảo an toàn và dưỡng chất đầy đủ.
– Thành phần sữa có hàm lượng đường, đạm, béo thấp do vậy không làm tăng cân, và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
– Các vitamin và các khoáng chất được tổng hợp trong sữa non alpha lipid không chỉ tốt cho sức khỏe không mắc bệnh tim mạch mà còn cho nhiều nhu cầu tăng cường sức khỏe khác.
+ Vitamin A : Kìm hãm các gốc tự do, giảm sự phát triển của các tế bào ung thư
+ Vitamin B : Khống chế các phản ứng hô hấp của tế bào chuyển hóa các chất tham gia tạo máu
+ Vitamin C : Chống oxy hoá tốt, tham gia vào nhiều hoạt động sống trong cơ thể, kiềm hãm loại bỏ tế bào, kích thích bảo vệ các mô.
+ Vitamin D : Tăng cường khả năng tổng hợp canxi cho xương chắc khỏe
+ Vitamin E : Giúp làn da mịn màng, duy trì nét trẻ trung
+ Sắt : Giúp hoạt động lưu thông máu được thông suốt, chuyển hóa oxy và chuyển hóa tế bào tốt
+ Axit Folic : Góp phần sản sinh tế bào hồng cầu mới.
– Ngoài việc bổ sung dưỡng chất, sữa non alpha lipid còn hỗ trợ tiêu diệt các vi sinh vật có hại
– Công nghệ độc quyền alpha lipid giúp sữa hòa tan nhanh, tăng cường mức độ hấp thụ lên đến 90 – 98%.
Xem thêm bài viết: Sữa non alpha lipid là bạn đồng hành tuyệt vời của người cao tuổi